Những điều cần kiêng cữ khi nhập trạch nhà mới bạn cần ghi nhớ
Lưu ý, trong ngày nhập trạch cũng không nên tranh luận, cãi vã, gây gổ hay mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức, khóc lóc. Điều này sẽ mang lại sự không may mắn của gia chủ khi vào nhà mới.
Nhập trạch là nghi lễ cổ truyền của người Việt Nam. Cuối năm, rất nhiều gia đình chuyển đến nhà mới, nhưng nhiều người băn khoăn không biết làm lễ nhập trạch sao cho đúng.
Lễ nhập trạch được hiểu là lễ dọn vào nhà mới, áp dụng cả nhà mới xây, mới mua. Bên cạnh lễ động thổ, cất nóc, đây là một nghi lễ cổ truyền rất quan trọng. Làm lễ nhập trạch được hiểu là đăng ký hộ khẩu với thần linh, thổ địa nơi ngôi nhà đã tọa lạc.
Trước tiên, cần chọn ngày lành tháng tốt để chuyển nhà. Ngày này phải được tính dựa theo 2 yếu tố chính là lịch âm và ngày tháng năm sinh của người trụ cột gia đình để lấy kết quả tốt nhất.
Việc chuyển tới nhà mới phải thực hiện chính xác theo ngày giờ đã chọn sẵn và chỉ duy nhất người trong nhà mới được có mặt vào thời điểm này. Không nên mời thêm bạn bè, khách khứa vì đây không phải là tiệc tân gia. Cần hiểu và phân biệt rõ ngày chuyển nhà và ngày tân gia (hay còn gọi là ngày mừng nhà mới) là khác nhau để không phạm phải sai lầm nghiêm trọng này.
Nhập trạch
Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời
mới bắt đầu lặn, không nên chuyển nhà vào buổi tối. Ảnh minh họa
Chuyển đến nhà mới cũng có nghĩa rằng bạn sẽ bắt đầu những khởi đầu mới, do vậy mọi thứ phải được diễn ra một cách suôn sẻ và tốt đẹp nhất.
Thời gian chuyển nhà tốt nhất là vào buổi sáng, giữa trưa hoặc lúc mặt trời mới bắt đầu lặn, không nên chuyển nhà vào buổi tối. Những thành viên trong gia đình ai cũng phải tham gia trong quá trình chuyển nhà, mỗi người ít nhất nên cầm một thứ đồ từ nhà cũ sang nhà mới.
Nhưng lưu ý, phụ nữ có thai không được phụ dọn. Nếu muốn phụ thì mua 1 cây chổi mới, dùng chổi quét qua 1 lượt các đồ vật. Cũng tuyệt đối kiêng kỵ người giúp chuyển nhà cầm tinh con Hổ.
Gia chủ không nên đi tay không đến nhà mới vì đó là biểu tượng của sự thiếu thốn của cải, vật chất. Đồ vật đầu tiên mang đến nhà mới là cái chiếu đang sử dụng, bếp lửa, tuyệt đối không nên mang bếp điện, gạo, nước, chổi quét nhà,… Đồ dùng quan trọng liên quan tới tâm linh như bài vị tổ tiên, tượng thần tài… cũng nên do chính tay chủ nhà cầm tới nhà mới trước.
Khi nhập trạch, chú ý đun nước để khai bếp. Nước đun trên bếp lần đầu tiên ở nhà mới phải để cho sôi 5 – 10 phút, lâu hơn càng tốt, mới tắt lửa. Đun nước mục đích là để khai bếp, pha trà dâng Thần Linh và Gia Tiên. Nếu có khách thì gia chủ có thể lấy nước đó để pha nước mời khách.
Khi nhập trạch, tránh ngủ trưa trong ngôi nhà mới của bạn vào đúng ngày chuyển nhà vì nó tượng trưng cho sự lười biếng và bệnh tật. Nếu chỉ nhập trạch lấy ngày tốt chưa có nhu cầu ở ngay thì gia chủ phải ngủ một đêm tại nhà mới.
Lưu ý, trong ngày nhập trạch cũng không nên tranh luận, cãi vã, gây gổ hay mắng mỏ trẻ nhỏ, thể hiện sự bực tức, khóc lóc. Điều này sẽ mang lại sự không may mắn của gia chủ khi vào nhà mới.
Leave a Reply